“Đôi khi, những cuộc đấu tranh chính xác là những gì chúng ta cần trong cuộc sống của mình”
Một người nọ tìm thấy một cái kén của con bướm. Anh ta nhận thấy cái kén này bắt đầu được cắn rách, sâu bướm bắt đầu bò ra. Quan sát một hồi lâu, anh thấy con sâu bướm cố hết sức lách thân mình qua lỗ hổng mà không được. Rồi con sâu có vẻ ráng hết sức mà không lọt ra nổi và nằm im như chịu thua.
Động lòng thương, người nọ muốn giúp con sâu bướm, anh ta lấy mũi kéo nhỏ cắt vết rách của cái kén để sâu bướm ta vượt ra ngoài dễ dàng. Sau khi sâu bướm ra khỏi kén, thì thân hình lớn ra nhưng đôi cánh thì lại nhỏ. Người nọ cố chờ xem con bướm có thể phát triển thêm ra không? Mong rằng đôi cánh kia có thể nở rộng thêm để đủ sức bay đi?
Than ôi! Vô ích! Con bướm đã bị trọn đời tàn tật, lê lết với chiếc cánh nhỏ bé không thể bay đi được.
Người nọ vì lòng thương mà hấp tấp làm hỏng cuộc đời con bướm. Anh không biết là luật tạo hóa bắt buộc con sâu bướm phải tự phấn đấu để vượt ra khỏi lỗ nhỏ của cái kén. Trong lúc phấn đấu đó, huyết mạch sẽ được luân lưu từ thân mình cho đến đôi cánh và sau khi vượt ra khỏi chiếc kén, bướm ta mới có đủ sức vươn đôi cánh lớn ra mà bay bổng.
Đôi khi, những cuộc đấu tranh chính xác là những gì chúng ta cần trong cuộc sống của mình. Nếu Tạo Hóa cho phép chúng ta trải qua cuộc sống mà không có bất kỳ trở ngại nào thì điều đó sẽ làm chúng ta trở nên “tàn tật”. Chúng ta sẽ không mạnh mẽ như đáng lẽ ra chúng ta đã có thể. Chúng ta sẽ không thể bay cao!
BA MẸ HỎI CON CÁC CÂU SAU NHÉ!
- Con hiểu thế nào là “nỗ lực bản thân”, con đã làm những việc gì chứng tỏ mình rất nỗ lực?
- Theo con, con bướm trong câu truyện tại sao không thể bay được?
- Khi ba mẹ hay cô giáo yêu cầu con tự làm một việc gì đó con có bao giờ khó chịu không? Con có muốn mình trở nên tàn tật như con bướm kia không?
- Con rút ra bài học gì qua câu chuyện trên?